Halo !!! Saya Kang Ismet, ini adalah blog tentang AMP HTML dan cara penerapannya

Kiềm chế sự tức giận

Kiềm chế sự tức giận


5 phương pháp giúp kiềm chế sự tức giận

Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với sự tức giân. Có người có thể dùng khả năng của bản thân để chế ngự nhưng có người lại không thể kiểm soát được hành vi của họ khiến gây tổn thương đến những mối quan hệ xã hội vốn có. Vậy làm sao có thể giúp bạn vượt qua chính mình để đánh bại sự tức giận? Sau đây là một vài cách bạn có thể thử để kìm nén bản thân.
 
1. Tìm hiểu lí do tại sao bạn tức giận
 
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự tức giận đóng vai trò rất quan trọng. Sự tức giận của bạn không phải là việc xảy ra ngẫu nhiên mà nó bị tác động bởi sự vật, sự việc và con người cụ thể.  Khi bạn biết đích xác được nguồn gốc tại sao bạn tức giân, bạn có thể kiểm soát hành vi bản thân, cư xử đúng chuẩn mực. Bạn có thể tâm sự với người bạn tin tưởng, gia đình, bác sĩ hay nhà tâm lý học – những người có thể đưa ra lời khuyên và cách giải quyết hữu hiệu nhất.
 
2. Nghỉ ngơi và thư giãn
 
Khi bạn tức giận, tim sẽ đập mạnh, những mạch máu co bóp liên tục, cơ bắp căng lên để hành động, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn khiến cho đầu óc bạn dường như khó có thể kiểm soát. Lúc đó hãy thả lỏng cơ thể, tìm đến sự thư giãn tối đa, điều đó sẽ giúp bạn điều khiển suy nghĩ và hành động một cách đúng đắn nhất. Bạn có thể nghe một bản nhạc nhẹ, thả mình trong không gian yên tĩnh hay đơn giản chỉ là đi dạo tìm đến sự thoáng đãng.
 
3. Hành động bạo lực không giúp bạn xóa bỏ sự tức giận
 
Để thỏa mãn sự tức giận của bản thân, bạn không quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của những người xung quanh khiến bạn có những hành động vô thức làm tổn thương họ. Trong trường hợp xấu, bạn có thể gây nên sự bất mãn cực độ, sự thù oán từ những người là nạn nhân trong cơn tức giận của bạn.  Điều đó gây ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ xã hội đã được tạo dựng từ trước. Không những vậy, hành động bạo lực sẽ khiến bạn cảm thấy tội lỗi, hổ thẹn khi bạn trở lại trạng thái tỉnh táo. 
 
4. Giải quyết sự tranh cãi và hiểu lầm
 
Mỗi con người có cách suy nghĩ để hiểu và giải quyết vấn đề khác nhau. Bạn không thể áp đặt lên họ suy nghĩ của bản thân, tức giận vì họ không làm theo ý bạn. Bình tĩnh, đối diện với vấn đề, cùng đối phương trình bày cách nghĩ, thảo luận cách giải quyết là lựa chọn đúng đắn. Khi bạn lắng nghe người khác bạn sẽ hiểu hơn về con người của họ và chính bản thân bạn cũng được họ tìm hiểu, lắng nghe một cách chân thành nhất.
 
5. Nên lãng quên những tức giận đã qua
 
Mỗi con người đều tồn tại kí ức về những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Không phủ nhận đó là một điều tốt nhưng lại trái ngược khi bạn nghĩ về những cảm xúc dồn nén, tức giận hay bất mãn. Nó khiến bạn luôn sống trong trạng thái thù địch, nỗi nén giận được tích tụ đến khi bùng phát gây tác động tiêu cực đến suy nghĩ và hành vi bị mất kiểm soát. Hơn thế nữa, cơ thể bạn không được thư giãn, dễ gây áp lực căng thẳng và mệt mỏi
 
Tức giận không hẳn là xấu, đó là điều tất yếu trong sự phát triển cảm xúc của một người bình thường. Đôi khi, sự tức giận giúp chúng ta có thêm nghị lực để sửa những sai lầm, hay dùng những hành động xây dựng để khắc phục những trở ngại. Nhưng điều đó chỉ phát huy hiệu quả khi bạn biết kiềm chế và kiểm soát hành vi của bản thân theo chuẩn mực nhất định.